4 bộ phận chứa chất độc của cá mà bạn nên tránh xa

Cá là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình. Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Trong bữa ăn, chỉ với món chính là cá cũng đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng tốt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết 4 bộ phận chứa chất độc của cá mà bạn nên tránh để đảm bảo sức khỏe gia đình trong mỗi bữa ăn nhé.

Các bộ phận chứa chất độc của cá không nên ăn

Ăn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên tránh 4 bộ phận của cá dưới đây để bữa ăn gia đình an toàn.

Não cá

Rất nhiều người thích ăn não cá vì hương vị của nó. Thêm vào đó, một số quan niệm rằng: Ăn gì bổ đó, và ăn não cá sẽ bổ não. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: Não cá là bộ phận tích tụ nhiều kim loại nặng, và có hàm lượng thuỷ ngân khá cao.

Não cá có hàm lượng thủy ngân khá cao
Não cá có hàm lượng thủy ngân khá cao

Chứng minh cho điều này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu trên 200g cá chép bao gồm: thịt cá, trứng cá, da cá, não cá… thì thấy có hàm lượng thủy ngân ít trong 200g. Tuy nhiên, khi tăng lượng cá lên 400g, thì hàm lượng thủy ngân trong não cá đã tăng hơn 20 lần.

Mật cá

Mật các là bộ phận chứa nhiều chất độc hại hơn cả thạch tín (asen)
Mật các là bộ phận chứa nhiều chất độc hại hơn cả thạch tín (asen)

Một số người thường lấy lấy mật cá trắm để ngâm rượu. Theo các chuyên gia trong mật cá, đặc biệt là mật cá trắm có chứa bilirubin, muối mật, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroid… Khi một người ăn hoặc uống mật cá trắm, cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng lớn steroid có thể gây rối loạn chuyển hoá các bộ phận và gây độc, đặc biệt là với thận và gan.

Ruột cá

Các chuyên gia cảnh báo, ruột chính là bộ phận bẩn nhất của cá. Bởi, cá là loài ăn tạp chất, lại sống dưới nước, nên chúng có thể ăn các độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như: trứng sán, trứng giun và giun xoắn… Những thức ăn loại vi sinh vật này sẽ đi qua miệng rồi nằm lại trong ruột cá. Vì vậy, nếu chúng ta ăn phải ruột nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, liệt các chi, thậm chí tắc ruột, nôn ói ra nhiều thước sán dẫn đến nghẹt thở, đôi khi gây trụy tim mạch.

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất của cá
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất của cá

Da cá

Da cá cũng là bộ phận dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng dài thì sự tích lũy thủy ngân càng cao.

Những lưu ý khi ăn cá để tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần với 140g mỗi bữa là đã đủ để cung cấp các chất cần thiết từ cá cho cơ thể rồi. Bởi, cơ thể chúng ta cũng chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong cá ở một lượng nhất định, dù có ăn nhiều hơn thì lượng chất này cũng không thể hấp thu tiếp nữa.

Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại cá bơn, cá bơn lưỡi ngựa, cá tráp biển,… Vì thịt của chúng có chứa một số kim loại nặng, ăn thường xuyên có thể gây tích tụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Song song đó, khi ăn cá, bạn nên lưu ý nguyên tắc 3 không sau đây:

Không ăn cá khi đói

Các chuyên gia cho biết ăn cá khi đói sẽ tăng nguy có mắc bệnh gút. Bởi, khi bụng rỗng chất purin trong cá sẽ chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.

Không ăn cá sống

Ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể. Đặc biệt là cá nước ngọt vì chúng thường bị nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Không ăn cá khi dùng thuốc ho 

Theo các bác sĩ, người ho lâu ngày và đang dùng thuốc ho không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển vì có thể bị dị ứng. Khi dùng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá.

Hy vọng pys sẽ giúp bạn thận trọng hơn trong lựa chọn bộ phận của cá để ăn. Hãy ăn cá đúng cách để luôn nhận được lợi ích từ loại thực phẩm này mang lại nhé.

Tham khảo thêm bài viết: Những thực phẩm rút ngắn tuổi thọ bạn cần tránh xa

Nguồn: Suckhoegiadinh.com.vn