Đại dịch Covit 19 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Ngành du lịch Việt Nam cũng thiệt hại nặng nề do virut covit. Nhiều khách sạn đóng cửa, nhân viên được nghỉ việc khi có thông báo mới.
Chúng tôi xin tổng hợp lại một số thông tin thiệt hại về kinh tế trong lĩnh vực du lịch.
Hoạt động du lịch đình trệ
Trong 2 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng chỉ đón được 1.288.518 lượt khách, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước, ước tính thiệt hại hơn 700 tỷ đồng. Sở du lịch và Liên đoàn Lao động Đà Nẵng đã đề ra rất nhiều biện pháp để cải thiện tình hình, nhưng là kế hoạch dài hơi, không thể bù đắp những thiệt hại nhất thời, không giúp tăng nguồn thu nhập ngay lập tức.
Các doanh nghiệp ở TP HCM cũng gặp trình trạng tương tự. Công ty không đủ chi phí để vận hành bộ máy hoạt động kinh doanh, phải cắt giảm nhân sự, điều chỉnh lương nhân viên. Các hướng dẫn viên đang thiếu việc, đặc biệt là hướng dẫn viên tiếng Trung.
Công suất bán phòng của khách sạn trên địa bàn TP HCM cũng bị giảm đến 50%, tổng doanh thu của cơ sở lưu trú du lịch giảm đến 70% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp buộc phải giảm nhân sự, chi ca làm việc để giảm chi phí tiền lương. Khách thưa thớt thì các nhà hàng, quán ăn bất kể lớn nhỏ cũng đều bị sụt giảm doanh thu. Các nhà hàng Hoa khách giảm đến 70%, nên phần lớn nhân viên đều đã nghỉ việc.
UBND TP HCM đã nghỉ đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế. Đánh giá thiệt hại của dịch bệnh Covid-19 để tiến hành cho vay lãi suất ưu đãi. Giảm lãi suất cho vay đối với các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, đơn vị lữ hành và các dịch vụ có liên quan.
Các lao động trong ngành du lịch Việt Nam là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất
Bài toán đặt ra lúc này là số lượng lớn lao động ngành du lịch bị mất việc phải đi về đâu. Nhiều công ty cho nhân viên nghỉ việc, hưởng 1/2 hoặc 1/3 lương/tháng. Nhiều công ty cắt giảm hẳn nhân viên. Một số khác cho nhân viên đi làm 15 ngày/tháng để giảm bớt chi phí vận hành… Thậm chí, nhiều công ty nhỏ phải tuyên bố phá sản vì không gánh nổi phần chi phí khi không có doanh thu. Ảnh hưởng lớn nhất chính là thiệt hại về mặt đời sống của các lao động.
Tình thế hiện tại khiến các lao động ngành du lịch chuyển sang làm những nghề tạm thời khác để duy trình chi phí sinh hoạt bình thường. Hướng dẫn viên làm người dẫn chương trình cho các sự kiện, đám cưới. Nhân viên kinh doanh biết lái xe thì chạy Grap, Taxi để kiếm thêm thu nhập. Nhân viên khối văn phòng biết nấu nướng thì bán đồ ăn vặt, bán hàng online… Hầu như mọi cách kiếm tiền đều được áp dụng trong thời gian này.
Không chỉ ngành du lịch Việt Nam mà rất nhiều ngành khác cũng chật vật không kém
Chia sẻ trên diễn đàn và các hội nhóm của dân du lịch, các lao động trong ngành cho biết, thấu hiểu nổi lo lắng của công ty. Nên việc giảm lương hoặc thậm chí là cắt giảm nhân viên họ đều có thể chấp nhận. Mặc dù còn nhiều nỗi lo về cuộc sống khác. Không chỉ ngành du lịch việt Nam mà các lĩnh vực khác cũng chật vật không kém. Buôn bán ế ẩm, giáo viên tại các trung tâm tư nhân, nhà trẻ cũng không có lương… Hiện tại, người nào có khả năng gì đều đem ra tận dụng để kiếm thêm thu nhập. Tất cả đều hy vọng tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ dần ổn định và sớm ngày kết thúc.Mọi thứ sẽ trở lại hoạt động bình thường.
Xem thêm:
Nguồn: checkinvietnam.com