Núi rừng Bạch Mã đang vào mùa thay áo mới, khi những cây phong đỏ chuyển màu lá đỏ rực rỡ. Du khách đến Huế du lịch có thể đến checkin cảnh đẹp của Bạch mã cũng như những cây phong ở đây.
Lá phong màu đỏ tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp cho vườn quốc gia vào năm mới
Cách thành phố Huế khoảng 40 km, vườn quốc gia Bạch Mã đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch. Bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các trải nghiệm đa dạng. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào.
Vườn quốc gia Bạch Mã là khu rừng duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên – Huế có phong lá đỏ. Các biệt thự trên Bạch Mã ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển trong vườn quốc gia đẹp hơn khi hai cây phong thay áo đỏ.
Đa số cây phong đều mọc ở khu vực gần đỉnh núi, nơi có độ ẩm cao. Khuôn viên các biệt thự cổ kiến trúc Pháp tại Bạch Mã có những cây phong mọc tự nhiên, tuổi đời trên dưới 100 năm.
Theo kiểm lâm bảo vệ vườn quốc gia Bạch Mã, mùa xuân những cây phong trong rừng mới chuyển sang màu đỏ. Từ khoảng tháng 1 đến tháng 2 – không như nhiều nơi khác thường có lá đỏ vào mùa thu.
Theo lời ông Đoàn Hoài Nam, Giám đốc Vườn Quốc gia phong ở đây là loại phong mà lá có 3 thùy nhọn. Lá phong màu đỏ tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp cho vườn quốc gia vào năm mới. Cây phong đỏ được xem như “đặc sản” của mẹ thiên nhiên dành cho Bạch Mã. Nó hấp dẫn tất cả mọi người khi lần đầu nhìn thấy.
Những chiếc lá phong khoe sắc giữa rừng khiến nhiều du khách thích thú
Rất nhiều du khách, thậm chí ngay cả người Huế đều nghĩ rằng lá phong đỏ chỉ có ở nước ngoài. Khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lá phong đỏ ở chính Huế thì họ đều vô cùng ngạc nhiên.
Em Hồ Huy, học sinh lớp 11 trường THPT Quốc Học (Huế) bất ngờ khi lần đầu tiên lên Bạch Mã lại thấy lá phong. “Em cứ nghĩ lá phong chỉ có ở nước ngoài. Không ngờ Bạch Mã lại có nhiều lá phong đẹp đến thế”. Huy chia sẻ.
Vườn quốc gia Bạch Mã rộng hơn 37.500 ha, cách trung tâm TP Huế khoảng 40 km. Bạch Mã do ông Raoul Desmarest, kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên tìm ra. Vào tháng 3/1933 sau nhiều ngày đi bộ xuyên rừng. Điểm cao nhất của núi Bạch Mã là Vọng Hải Đài với độ cao 1.400 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C.
Hệ thực vật ở đây đa dạng với hơn 2.400 loài. Chiếm gần 17% tổng số loài thực vật cả nước. Trong đó, 74 loài nằm trong sách Đỏ như: pơ mu, gụ lau, gụ mật. 21 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN năm 2016 của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Xem thêm:
Pleiku – Vẻ đẹp hoang sơ của thành phố trên cao nguyên
Nguồn: checkinvietnam.com