Cho rằng vợ tiêu hoang là cách nghĩ tiêu cực mà ông chồng nào đi ra ngoài cũng nghĩ vậy. Nhưng thực chất cái suy nghĩ cho rằng vợ tiêu hoang có đúng với tất cả các bà vợ; và liệu rằng họ có thực sự tiêu hoang. Những người phụ nữ của gia đình thường là những người chu toàn; đảm đang giống với người phụ nữ xưa. Vậy liệu họ có tiêu hoang cho bản thân họ hay là lo cho chồng; cho con. Và để giải đáp thắc mắc này hãy cùng theo dõi câu chuyện của một người vợ bị chồng cho là tiêu hoang nên đã viện cớ để đưa ít tiền hơn mỗi tháng.

Liệu rằng các anh chồng đi làm ngoài kia nghĩ rằng vợ ở nhà nhàn dỗi không có việc gì làm có thấu hiểu hết những công việc thực sự của vợ mình ở nhà không? Và tình trạng suy nghĩ tiêu cực này hiện nay đang dần trở nên phổ biến khi các bà nội trợ ở nhà và phải phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Vì bản thân những người chồng họ chỉ đưa tiền chứ không quan tâm là mua cái gì, mua như thế nào; mà chỉ cho rằng vợ tiêu hoang.

Chia sẻ của người chồng cho rằng vợ tiêu hoang

“Cách đây không lâu tôi có dịp nói chuyện với một cậu bạn. Hỏi về mức chi tiêu hàng tháng nhà cậu ta thì tôi không khỏi giật mình. Cậu ta bảo mỗi tháng chỉ đưa cho vợ 5 triệu, bởi lương cậu ta không cao, còn phải trích ra gửi về quê chu cấp cho bố mẹ.

Chi tiêu hàng tháng của gia đình

Nhà cậu ta có hai vợ chồng và 1 đứa con nhỏ, nhà tôi có 2 con, hai gia đình đều phải thuê nhà nhưng mỗi tháng vợ tôi tiêu mất cả 12 triệu! Thêm 1 đứa bé mà thôi, làm sao có thể tiêu tốn hơn nhà cậu ta đến cả 7 triệu?

Cho rằng vợ tiêu hoang
Cho rằng vợ tiêu hoang (ảnh minh họa)

Càng nghĩ tôi càng tin chắc vợ mình không biết tính toán chi tiêu. Đang ở nhà chăm con không có thu nhập, chồng vất vả mới kiếm ra đồng tiền mà cô ấy hoang phí không biết tiết kiệm! Nếu vợ tôi cũng tiết kiệm được như vợ người bạn kia thì tốt biết bao.

Sợ vợ trách móc đàn ông chi li tiền bạc, tôi không tỏ thái độ trực tiếp mà về nói dối vợ rằng công việc gặp trục trặc, mức thu nhập giảm sút. Sau đó mỗi tháng tôi chỉ đưa cho vợ 7 triệu thôi.

2 tháng qua tôi phát hiện mức sinh hoạt trong gia đình vẫn như cũ không thay đổi gì. Điều đó chứng tỏ 7 triệu vợ tôi cũng tiêu đủ mà 12 triệu thì cô ấy cũng tiêu hết. Rõ ràng trước đây cô ấy đã mua sắm hoang phí nhiều khoản. Nếu tôi làm thế này ngay từ đầu, chắc chắn vợ chồng đã để ra được số tiền đáng kể rồi.

Sự thật phũ phàng về tiền chi tiêu hàng tháng

Cứ thế cho đến cách đây mấy hôm tôi có việc về nhà giữa trưa. Đứa con lớn của vợ chồng tôi đã mang gửi trẻ; đứa thứ hai vừa cai sữa chưa lâu; vợ tôi ở nhà trông bé. Thời điểm tôi về đến nhà thì vợ đang ru con ngủ trong phòng.

Tôi xuống bếp định bụng tìm cơm ăn; để rồi khi mở lồng bàn ra mà không khỏi thẫn thờ. Trong mâm cơm không có gì ăn cả; nếu không kể đến bát đầu cá toàn xương còn thừa từ tối qua để lại. Tôi tưởng vợ đã đổ đi rồi chứ?

Chồng ân hận và thay đổi suy nghĩ

Lúc ấy tôi không hiểu trong lòng là cảm giác gì; cổ họng đã nghèn nghẹn muốn khóc. Hóa ra ngoài mặt vợ tỏ ra bình thường; nhưng sau lưng cô ấy lại có không ít điều giấu giếm chồng. Tôi hỏi thẳng 7 triệu tôi đưa có đủ chi tiêu hay không? Vợ ấp úng mãi mới nói bây giờ con không bú sữa nữa; nên cô ấy ăn uống qua loa thế nào cũng được. Đợt này vợ làm thêm tại nhà cũng được thêm chút thu nhập; có thể gánh vác cùng tôi phần nào.

Người chồng thay đổi suy nghĩ

Bây giờ thì tôi hiểu rồi, 7 triệu làm sao đủ cho cả gia đình chi tiêu, chưa nói còn tiền học của con lớn, tiền thuê nhà, điện nước, gas, mạng internet… hàng tháng. 2 tháng qua vợ không kêu ca gì, vẫn duy trì mức chi tiêu như trước cho cả nhà bởi vì cô ấy tranh thủ vừa trông con vừa làm thêm và tằn tiện ăn uống của bản thân. Bữa sáng, bữa trưa vợ ở nhà một mình nên ăn uống đạm bạc, chỉ có bữa tối cả nhà quây quần cô ấy mới nấu nướng tử tế.

Ảnh minh họa

Hiểu ra mọi chuyện mà tôi ân hận và thấy có lỗi với vợ vô cùng. Vợ tin tưởng chồng không hề nghi ngờ lời nói dối giảm thu nhập của tôi, trái lại còn chịu bao thiệt thòi để tôi không phải lo lắng và chịu áp lực tiền nong.

Sau đó anh đành viện cớ đã được tăng lương rồi đưa toàn bộ lương của mình cho vợ giữ để cô chi tiêu thoải mái, còn dư lại thì dành tiết kiệm chứ không đưa mỗi tiền sinh hoạt cho vợ như trước. Anh cũng cấm vợ không được làm thêm, ngoài lúc trông con thì nghỉ ngơi giữ sức khỏe đồng thời dặn cô phải ăn uống đầy đủ. Thật may mắn khi anh đã nhận ra sai lầm của bản thân, biết yêu thương và đối xử tốt với vợ hơn kịp thời.

Nguồn: afamily.vn

Xem thêm:

Bố vợ bị tai nạn nhưng chồng điềm nhiên nói: “Bố ai người đấy lo”

Các mâu thuẫn trong gia đình